You are here

  • 29.05.2023 | 820 lượt xem | Tạ Thành Lộc

Sinh viên hào hứng xem biểu diễn múa cổ điển Ấn Độ Bharatnatyam

Tối ngày 22/5, tại Trường Đại học Kiên Giang đã diễn ra chương trình “Đêm giao lưu văn hóa biễu diễn múa cổ điển Ấn Độ Bharatnatyam” thu hút hơn 350 sinh viên tham dự.

Chương trình do Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, nhằm tăng cường hơn mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa và giao lưu nhân dân.

Ông Lê Công Nghiệp - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Kiên Giang phát biểu tại chương trình

Ông Lê Công Nghiệp - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh: Đêm giao lưu văn hóa biểu diễn múa cổ điển Ấn Độ Bharatnatyam góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hoạt động du lịch, xúc tiến đầu tư thương mại giữa hai bên.  Kiên Giang hoan nghênh và mong tiếp tục phối hợp Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh phát huy mối quan hệ truyền thống giữa hai nước nói chung cũng như giới thiệu và lan tỏa hình ảnh về tình cảm hữu nghị, đoàn kết và sự hợp tác hiệu quả giữa Kiên Giang với các đối tác Ấn Độ.

Tiết mục đờn ca tài tử của tỉnh Kiên Giang

Có mặt từ rất sớm để xem Đêm giao lưu văn hóa biểu diễn múa cổ điển Ấn Độ Bharatnatyam, bạn Nguyễn Thị Thuý Liên, sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm, hào hứng cho biết: em cảm thấy rất vui và thích thú, chúng em đã được thưởng thức các tiết mục văn nghệ rất độc đáo và mới lạ, qua đó giúp chúng em hiểu rõ hơn về nền văn hóa của Ấn Độ. Và tại đây, em cũng được hiểu biết hơn về mối quan hệ hữu nghị của nước ta và Ấn Độ đã được thiết lập từ lâu, là một sinh viên của Trường Đại học Kiên Giang, em sẽ cố gắng tìm hiểu và phát huy tình hữu nghị 2 nước từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Nghệ sĩ Ấn Độ trình diễn múa truyền thống Bharatnatyam

Bharatanatyam là điệu múa đến từ bang Tamil Nadu ở miền Nam Ấn Độ. Với 6 tiết mục, mỗi tiết mục từ 7 đến 15 phút, thể hiện sự kính đạo và những câu chuyện lời răn trong đạo Hindu tại các đền thờ Ấn giáo dành cho phụ nữ, nhóm múa cổ điển Bharatanatyam đã làm khán giả say mê theo những động tác vũ đạo đặc trưng của đôi chân cong nhịp nhàng, những cử chỉ tay điêu luyện của người vũ công khi nỗ lực truyền tải một câu chuyện ý nghĩa.

NHƯ NGỌC

AddThis Sharing Buttons