You are here

  • 12.08.2019 | 1,384 lượt xem | Nguyễn Vĩnh Tân

Trường Đại học Kiên Giang ký hợp tác với viện HATRI (26.7.2019)

Ngày 26 tháng 7 năm 2019 tại Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công nghệ cao Đồng Bằng Sông Cữu Long (ĐBSCL), Trường Đại học Kiên Giang và Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ cao ĐBSCL ký bản ghi nhớ hợp tác trong nghiên cứu và giảng dạy.

   Đại diện phía Trường có PGS. TS Thái Thành Lượm, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiên Giang cùng các lãnh đạo Khoa, Phòng, Viện của Trường.

Trường Đại học Kiên Giang và HATRI tại Viện (ảnh Xuân Khanh)

    Viện nghiên cứu Nông Nghiệp công Nghệ cao ĐBSCL có GS. TS Nguyễn Thị Lang, GS. TS Bùi Chí Bửu và các Tiến sĩ, Nghiên cứu viên của Viện.

    PGS. TS Thái Thành Lượm phát biểu giới thiệu tóm tắt hoạt động của Trường Đại học Kiên Giang: Đại học Kiên Giang thành năm 2014 trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay Trường có 14 chuyên ngành đào tạo. Hợp tác quốc tế với các trường Đại học của Đức, Thái lan, Indonesia, Hà Lan, Lào và Campuchia. Hiện tại có 53 sinh viên Campuchia đang học tại Trường. Trong hợp tác này Viện HATRI hỗ trợ những nội dung sau: Nghiên cứu khoa học; Đào tạo các ngành liên quan như Nông nghiệp và Sinh thái môi trường.”

PGS. TS Thái Thành Lượm phát biểu tại HATRI (ảnh Xuân Khanh

    GS. TS Nguyễn Thị Lang, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Công Nghệ cao ĐBSCL (HATRI) phát biểu: "Cách đây 2 năm, Viện  Nghiên Cứu Nông nghiệp Công Nghệ Cao ĐBSCL đã được thành lập trên khu đất này, vào thời điểm nông nghiệp nước ta đang đổi mới và nâng cao tầm công nghệ cao với Công Nghệ cách mạng 4.0. Công nghệ 4.0 rất cần tư duy sáng tạo, rất cần nhà Khoa học chất lượng cao mới có thể thay đổi mô hình nông nghiệp VN hiện đại, giúp nông dân nhanh làm giàu. Nhìn chung trên toàn thế giới, chính phủ phải đầu tư khoa học, giáo dục và y tế."

     Viện đã không ngừng phát triển, lịch sử của Viện cũng là lịch sử của quan hệ hợp tác mật thiết với các tổ chức Nông dân, với lãnh đạo địa phương, với các Viện nghiên cứu trực thuộc Trường, Viện khác, với các tổ chức quốc tế; bởi vì khoa học nông nghiệp không thể đứng riêng một mình. Khoa học nông nghiệp phải xem xét cẩn thận các yếu tố kinh tế, môi trường, chính trị; trong đó có thị trường, năng lượng sinh học, thương mại hóa toàn cầu. Đặc biệt, nông nghiệp phải nhấn mạnh đến chất lượng nông sản và an toàn lương thực, thực phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nếu chúng ta không có những hợp tác thực sự, những giải pháp khoa học công nghệ sẽ trở nên vô nghĩa với các giải pháp đơn độc, không mang tính tổng thể, đa ngành. 

     Trên cở sở thảo luận và thống nhất nội dung hợp tác, Viện và trường Đại học Kiên Giang sẽ cùng nhau phối hợp thực hiện trong Nghiên cứu khoa học, Đào tạo (Đào tạo cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chọn tạo giống và công nghệ Gen, liên quan đến cây trồng thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn của Khoa Nông nghiệp và Khoa Tài nguyên - Môi trường). Kết nối hợp tác quốc tế với các nước như Anh, Hàn quốc, Mỹ, Nhật, IRRI, Ấn Độ, Úc mà HATRI đang hợp tác.

     Với sự đổi mới giúp tạo ra nền Nông nghiệp bền vững và cải thiện cuộc sống của những người phụ thuộc vào các lĩnh vực nông nghiệp, Viện và Trường sẽ thực hiện nhiều dự án, đặc biệt là ở các tỉnh ĐBSCL, để giúp tăng thu nhập của nông dân và thực hiện các kỹ thuật phục vụ nông nghệp có thể tiếp cận với những người cần nó nhất. Sự hợp tác của HATRI và Trường Đại học Kiên Giang là cơ sở nhằm mục đích tăng cường sự hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo và tăng cường năng lực của nền nông nghiệp - phát triển cho ĐBSCL, cũng như cung cấp, phát triển trong nghiên cứu và hợp tác quốc tế.

     GS. TS Bùi Chí Bửu "Trong gần 5 năm mà Trường đã thành công trong đào tạo và hợp tác rất đáng trân trọng. Đặc biệt đây là vùng sâu, xa mà có ngôi trường rất phát triển. Đó là sự tâm quyết và rất nỗ lực cố gắng và đầy nhiệt tình của PGS. TS Thái Thành Lượm."

    Qua trao đổi hai bên đi đến thống nhất ký kết văn bản ghi nhớ trong hợp tác như: Xây dựng các đề cương nghiên cứu và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu; Liên kết tổ chức các hoạt động như: Khóa tập huấn, hội nghị, hội thảo; Trao đổi thông tin khoa học, dữ liệu, các ẩn phẩm và các tài liệu chung khác về lĩnh vực của hai bên; Trao đổi cán bộ nghiên cứu và giảng dạy; Hỗ trợ các điều kiện về cở sở vật chất trong hoạt động nghiên cứu khoa học; Hỗ trợ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và sinh viên; Là cầu nối trong các quan hệ hợp tác quốc tế.

Đại diện Trường Kiên Giang và HATRI ký văn bản hợp tác     

    Bùi Xuân Khanh

AddThis Sharing Buttons