You are here

  • 25.03.2022 | 1,122 lượt xem | Như Ngọc

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THEO HƯỚNG “KHỞI NGHIỆP TRÊN QUÊ HƯƠNG”

Khởi nghiệp đang là hướng tiếp cận mới của xã hội ngày nay- Khởi nghiệp hiện đang được rất nhiều người quan tâm đặc biệt là giới trẻ và giới đầu tư luôn muốn lan tỏa dự định: giới trẻ khởi nghiệp trên chính quê hương của mình, nhà đầu tư luôn ưu tiên điều kiện phát triển tốt nhất cho nơi chôn nhau cắt rốn của họ… Kiên Giang được xem là một Việt Nam thu nhỏ với đồng bằng, biển đảo, núi rừng, tài nguyên khoáng sản và di tích- tâm linh, càng được thuận lợi hơn khi Kiên Giang là tỉnh có diện tích đất lớn nhất trong 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Việc đào tạo nguồn nhân lực ngành Công nghệ thực phẩm tại Kiên Giang theo hướng “Khởi nghiệp trên quên hương” là một hướng sẽ phát huy hết sự gắn kết của 3 Nhà: Nhà đầu tư – Nhà nước – Nhà trí thức, trong phát triển kinh tế của cá nhân và xã hội.

Khoa Khoa học sức khỏe và Thực phẩm, Trường Đại học Kiên Giang là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý chất lượng đào tạo Ngành công nghệ thực phẩm, cụ thể với các chuyên ngành như Công nghệ chế biến thực phẩm, Công nghệ thực phẩm chức năng, Công nghệ thực phẩm truyền thống, Công nghệ sinh học động vật biển, Công nghệ sinh học thực vật biển.

Sinh viên tham quan thực tế tại Công ty Ajinomoto Việt Nam – Nhà máy Long Thành

Với định hướng “Khởi nghiệp trên quê hương” làm kim chỉ nam cho các hoạt động phát triển của Khoa, hiện nay viên chức toàn Khoa đang tích cực phát huy năng lực về trình độ chuyên môn và không ngừng rèn luyện về trình độ lý luận chính trị nhằm đáp ứng kịp thời khối lượng công việc trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ngành Thực phẩm ở tất cả các lĩnh vực dinh dưỡng, nông nghiệp, kinh tế, du lịch….

Ngành Công nghệ thực phẩm là ngành có tính ứng dụng rất nhiều và phổ biến trong cuộc sống như sẽ liên quan đền lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, tổ chức quản lý, vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất – bảo quản thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm được Trường Đại học Kiên Giang được đầu tư đầy đủ trang thiết bị máy móc hiện đại với 3 phòng Thí nghiệm chuyên môn để phục vụ giảng dạy thực hành. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội và theo định hướng khởi nghiệp, chương trình đào tạo Ngành Công nghệ thực phẩm tại Trường Đại học Kiên Giang được thiết kế và xây dựng hướng đến mục tiêu ứng dụng đào tạo sinh viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo đáp ứng tốt cho việc tiếp cận với công việc chuyên môn và hội nhập quốc tế.

Sinh viên tham quan thực tế tại nhà máy Acecook Việt Nam – Nhà máy Vĩnh Long

Thạc sĩ Trương Thị Tú Trân – Phó Trưởng khoa phụ trách, Khoa học Thực phẩm và Sức khỏe, cho biết: “Kỹ sư chuyên ngành Công nghệ thực phẩm do Trường Đại học Kiên Giang đào tạo sẽ phát huy tốt các kỹ năng mềm trong quá trình làm việc, đối ngoại, sẽ thành thạo trong quản lý kỹ thuật chế biến và tự tin đưa ra các giải pháp kỹ thuật cho hệ thống sản xuất công nghệ thực phẩm được phát huy hết công dụng vô giá của mình. Sau 7 khóa đào tạo, tính đến thời điểm hiện tại, Trường Đại học Kiên Giang đã có hơn 300 bằng kỹ sư, với tỷ lệ sinh viên có việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp đạt trên 90%, quan trọng đã có khoảng sinh viên thực hiện khởi nghiệp bằng chính sản phẩm của cá nhân trong quá trình nghiên cứu khoa học khi còn là sinh viên”. Những hiệu quả đào tạo đạt được trong các năm qua là thành công của chương trình hợp tác giáo dục giữa Trường Đại học Kiên Giang và các công ty chế biến thực phẩm, thủy sản, lương thực trong và ngoài tỉnh.

Hội thảo về Thực tập sinh tại Nhật và Israel

“Khởi nghiệp trên quê hương” là hướng đi đến thành công cho các kỹ sư Công nghệ thực phẩm và là tương lai khả thi cho việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn trong thời gian tới. Với nền tảng là các ký kết Ghi nhớ hợp tác với các tổ chức, công ty chế biến thực phẩm, Khoa Khoa học Thực phẩm và Sức khỏe để hỗ trợ học bổng, hỗ trợ sinh viên tham quan, thực tập và trải nghiệm thực tế; tăng cường cơ hội việc làm; Hiện nay, Khoa đã và đang duy trì sự kết nối, tạo điều kiện hỗ trợ cho sinh viên được thực tập sinh và làm việc tại Nhật trong các công ty Chế biến thực phẩm.

Thạc sĩ Trương Thị Tú Trân phấn khởi tin tưởng rằng “với kiến thức nền tảng được tiếp thu trên giảng đường KGU, kết hợp cùng các kinh nghiệm được tích lũy trong thời gian làm việc trực tiếp tại các công ty chế biến thực phẩm trong và ngoài nước, sẽ giúp các em phát hiện và phát huy được thế mạnh mà cá nhân có trong tay như điều kiện kinh tế gia đình, nguồn nguyên liệu của quê hương, từ đó tiến đến chọn được công việc hay nghề nghiệp phù hợp nhất cho mình. Trong thời gian tới Khoa sẽ phát triển thêm các ngành, chuyên ngành về quản lý chất lượng thực phẩm, dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng, quản lý chuỗi thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn, tiếp cận và năng cao quy trình chế biến theo hướng công nghệ tiên tiến và đảm bảo an toàn thực phẩm, đây sẽ là cơ hội thuận lợi hơn để các bạn trẻ tham gia học tập vào ngành học này để phát triển tương lai, làm giàu cho cá nhân và quê hương”.

KIM QUYÊN

AddThis Sharing Buttons